Mâm cỗ Tết trên ba miền ở đất nước ta mang đậm nét truyền thống ẩm thực của từng vùng, miền. Vào ngày đầu xuân, quanh mâm cỗ Tết là lúc ông bà, cha mẹ, con cháu họp mặt quây quần vui vẻ bên nhau, cùng đón mừng một mùa xuân mới lại về.
Do đó mâm cỗ Tết được mỗi gia đình chăm chút vô cùng kỹ lưỡng. Mời bạn cùng Kinh Đô điểm qua các món ăn ngày Tết truyền thống khắp ba miền.
Xem thêm:
1. Miền Bắc:
Miền bắc
Ở miền Bắc, bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Từ bao đời nay, trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh.
Bánh chưng dẻo, béo, dễ ngán nên cần phải có đĩa dưa hành chua chua, giòn giòn, khiến cho người thưởng thức ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn. Một số món Tết ngon miệng khác gồm: canh măng lưỡi lợn, giò nạc, giò thủ, nem rán (chả giò), chè kho…
Ngoài ra một món ăn mà các bà nội trợ miền Bắc thường chuẩn bị trong những ngày Tết là nồi cá kho riềng. Cá để kho trong ngày Tết thường lá cá chép hoặc cá trắm. Miếng cá kho riềng thơm, thịt chắc, đậm đà, ăn với bánh chưng, dưa hành thật lạ miệng.
Du lịch Hạ Long – Tour Hạ Long – Tour Hạ Long giá rẻ.
2. Tây Bắc
Người Mông
Người mông
Dân tộc Mông ăn Tết lúc vụ mùa đã thu hái xong và thường vào cuối năm dương lịch. Trong mâm cỗ Tết, không thể thiếu bánh dày bởi người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người. Nguyên liệu để bánh dày có hương vị thơm ngon nhất phải là gạo nếp nương vụ mới, đặc biệt là nếp than.
Gạo được nấu thành xôi, giã đến dẻo quánh. Lúc ấy các mẹ, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng mặt trời trong câu chuyện cổ. Chủ nhà bao giờ cũng dâng một cặp bánh mới lên bàn thờ, kính mời các đấng thần linh tổ tiên thụ lộc và phù hộ độ trì cho gia đình năm mới mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.
Người Thái
Người thái
Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng.
Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng, rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh.
Ngoài bánh chưng, xôi ngũ sắc cũng được người Thái rất chuộng vào mùa Tết. Đây là món quà xuân chào đón du khách trong dịp hành hương về với cội nguồn dân tộc.
3. Miền Trung
Nha trang
Bếp lửa miền Trung náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, dưa món, nem chua, tré, thịt bò giầm nước mắm… bên cành mai vàng sắc nắng. Ngày Tết ở miền Trung, nhà ai dù mâm cao cỗ đầy với cao lương mỹ vị, vẫn không thể thiếu những món ăn dân dã này.
Trên mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ Huế, bên cạnh những món này bao giờ cũng có thêm chén (bát nhỏ) tôm chua.
Du lịch Cửa Lò – Tour Cửa Lò – tour Cửa Lò giá rẻ.
4. Miền Nam
Miền nam
Món chủ lực của vùng nông thôn Nam Bộ là bánh tét. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm. Đòn bánh tét gói khéo léo có thể để tới nửa tháng trong khí hậu nóng bức của miền Nam.
Gia đình nào có nhiều người thường gói nhiều bánh tét và chia nhau canh lửa, khi Tết đến họ thường biếu họ hàng một cặp với dụng ý cầu chúc hạnh phúc đủ đôi. Bánh tét ăn cùng thịt và thịt kho Tàu, kèm với dưa giá, dưa cải, củ kiệu hay ăn riêng vẫn rất hấp dẫn.
Ngoài ra còn nhiều đặc sản miệt vườn khác như canh khổ qua, đậu đũa xào thịt, lạp xưởng chiên ăn với dưa cải…
Du Lịch Đà Nẵng – Tour Đà Nẵng – Tour Đà Nẵng giá rẻ.
Nguồn tại: http://dulichhongkong123.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét