Phương Tiện Đến Vấn Đồn
Vân đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cảnh sắc thiên nhiên của Vân Ðồn rất hùng vĩ, như một chiến luỹ chắn biển Ðông. Biển Vân Ðồn tiềm ẩn nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng và nhiều hang động kỳ ảo.
Bãi tắm Quan Lạn
Vị trí: Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km.
Vị trí: Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km.
Đặc điểm: Đây là bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm.
Bãi Sơn Hào
Là bãi nằm giữa bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. Sơn Hào khi nước lên lớn nhất thì bãi biển sẽ nhỏ. Nước trong, không thoải lắm (hơi dốc).
Bãi Minh Châu
Yên tĩnh nhất do vị trí xa hơn các bãi khác. Minh Châu cát trắng đúng như tên của bãi biển này. Tuy nhiên, do vị trí nằm hướng gió nên đôi khi Minh Châu nhận lại các đụn rác từ ngoài biển chuyển vào. Bãi rất thoải, nền cứng, trong xanh nhất trong các bãi biển tại đảo.
Bãi Việt - Mỹ
Khu vực này có bãi biển nhân tạo khá đẹp và phù hợp với việc tắm. Bạn cũng có thể vui chơi thỏa thích với thuyền, canô. Nhưng quan trọng nhất là sau khi bơi, bạn có thể kiếm 1 bè cá giá cực kỳ hữu nghị để ăn uống. Cũng như ở bè cá của anh Tuyển, bạn nên liên hệ đặt món trước để chủ bè chuẩn bị.
Để đến bãi Việt - Mỹ, bạn có thể thuê taxi hoặc đi xe buýt đến bãi Việt - Mỹ ở Vân Đồn (cách Hạ Long khoảng 40km) và hỏi đường xuống bãi tắm. Vị trí của bè cá nằm bên phải của bãi Việt - Mỹ, nơi có một bè cá và 1 số tàu thuyền neo đậu. Bạn có thể hỏi anh Khương, chủ bè cá để có người đón ra bè. Hãy tham khảo giá từng loại cá, cua, ghẹ, ốc tôm và đặt tùy theo số lượng người trong đoàn. Mặc dù giá khá rẻ nhưng bạn cũng không nên gọi quá nhiều vì kinh nghiệm cho thấy ăn hải sản nhanh no.
Đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn đầu tiên được xây dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn. Sau nhiều thế kỷ hưng thịnh, cảng Vân Đồn hoang tàn do việc thông thương đã đi sâu vào khu vực kinh kỳ và phố Hiến, dân Cái Làng chuyển chỗ để chuyên nghề biển, ngôi đình cũng chuyển hai lần từ 9 gian xuống còn 7 gian. Ngôi đình ngày nay được xây dựng vào những năm 1890-1900. Nằm giữa trung tâm của đảo. Đình gồm một bái đường nối với hậu cung bởi ba gian ống muống. Chủ yếu bằng gỗ mần lái, một loại gỗ vào hàng tứ thiết, chỉ thấy ở vùng đảo Hải Vân.
Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự. Chùa có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen.
Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy đủ hệ thống tượng phật có giá trị điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh.
Nghè Quan Lạn
Đảo Quan Lạn còn có 2 nghè: nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ thần bản thổ. Trong sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có công khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh thổ địa thần kỳ - vị hiền”.
Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
Nghè Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nghè để thờ.
Miếu Quan Lạn
Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ỏn và miếu Đồng Hồ.
Miếu Sao Ỏn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.
Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ
Chùa Cái Bầu
Vị trí: xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm)
Đảo Ngọc Vừng
Vị trí: huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Cách cảng tàu du lịch 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Vị trí: Cách cảng tàu du lịch 34km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Ðặc điểm: Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 45.000m2.
Cảnh quan biển trong lành, bãi cát dài trắng muốt và một không gian yên bình là những nét đặc trưng của xã đảo Ngọc Vừng. Để tìm một ngày nghỉ trong không gian yên bình của vùng quê và thưởng thức vị nặm mòi của biển thì du lịch đảo Ngọc Vừng là một lựa chọn thú vị cho du khách trong dịp hè.
Xã đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, là vùng đất có bề dày lịch sử, nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của thương cảng Vân Đồn cổ, thành cổ nhà Mạc... Trong truyền thuyết còn lưu giữ chuyện kể về tên gọi của đảo: khu vực này xưa kia có nhiều loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời. Vì thế đảo có tên là Ngọc Vừng.
Đảo Ba Mùn
Vị trí: xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Đảo Ba Mùn thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn, cách bờ khoảng 15km. Trên đảo có vô vàn các loài thực vật quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, vàng hương cùng nhiều loài cây cổ thụ khác, có những cây to ba bốn người ôm không xuể.